1. CÔNG TY

Thời La Mã, “Khế ước hùn hạp” được gọi là Công ty (Societas).
Nếu bạn muốn “làm ăn” nhưng vì ít vốn, bạn tìm một vài người quen có cùng ý muốn và hoàn cảnh giống bạn để “hùn vốn” cùng làm ăn. Bạn và những người đồng chí hướng đồng thuận ký kết một cái Khế ước ghi lại việc hùn vốn để làm ăn. Thông qua cái khế ước được gọi là “Khế ước hùn hạp” này, nhóm của bạn được gọi là Hội hùn hạp.
company proifle

Trong Luật Mỹ, nó được gọi là cái Partnership Agreement.
Cái hội Hội hùn hạp này nhằm mục tiêu là hoạt động thương mại (mua bán: Kinh doanh) để kiếm lời rồi chia cho nhau. Nó bị chi phối bởi Bộ Luật Dân sự và Luật Thương mại. (Ở Việt Nam thì thêm Luật Doanh nghiệp).
Chữ Societas (La Mã: Hội đoàn, Hội xã, Hợp tác xã, Hội hùn hạp, Công-ty) thành ra tiếng Pháp là là Societé
Nếu bạn đọc các sách tham khảo về Công ty của Anh-Mỹ, ta sẽ thấy tên đầy đủ của Công ty trách nhiệm Hữu hạn , theo Luật Thương Mại của Pháp (Hệ thống Civil law) là Civil law Limited Liability Company (Tiếng Pháp là Societé à Responsabilité Limitee’: SARL)
Tương tự, Công ty Cổ phần theo Luật Thương Mại của Pháp là Société anonyme (Công ty vô danh: SA).
Hội hùn hạp cũng có nhiều loại (về hình thức) và do Bộ Luật Dân sự, Luật về Công ty và Luật Thương mại (Ở Việt Nam thì thêm Luật Doanh nghiệp) quy định.
Ta tạm gọi chung tất cả là Công ty theo cái ý nghĩa từ chữ Societas của Luật La Mã.
Mỗi hình thức Công ty, quy định theo Luật Công ty, là vấn đề của quốc gia.
Quốc gia sẽ định ra các hình thức của công ty sao cho phù hợp với với cái mội trường xã hội, chính sách kinh tế mà quốc gia đó theo đuổi.
Do vậy, ở một nước có thể cho phép thành lập loại công ty này nhưng lại cấm ở một loại doanh nghiệp khác, và ngược lại.
*****
Ngoài ra thì sự khác nhau giữa hai hệ thống Common law và Civil law cũng đã tạo ra nhiều hình thức hùn hạp kinh doanh khác nhau mang đặc trưng của mỗi hệ thống Luật.
Đại diện cho Civil Law là Bộ Luật thương mại Pháp (LTMP) ban hành năm 1807 và Bộ Luật thương mại Đức năm 1792.
Bộ Luật Thương Mại 1972 của Sài gòn cũ bị ảnh hưởng nhiều từ hai Bộ Luật Thương mại trên; và cho đến Luật Thương mại và Luật Doanh nghiệp Việt Nam nay cũng ít nhiều…na ná về các hình thức Công ty từ các Bộ Luật trên.
Vì như đã nói, lý trí thì bất biến.
*****
Xã hội ngày càng phát triển.
Từ một cá nhân tự hoạt động kinh doanh kiếm lời cho chính mình ở hình thức sơ khai đã tiến hóa thành những đại công ty có quy toàn cầu, vượt qua khỏi biên giới quốc gia (Transnational Company).Nay thì một ông chủ với chiếc laptop trên tay đã có thể điều khiển hàng vạn nhân viên trên khắp thế giới.
Song, đó là phần ngọn, chứ phần gốc vẫn là ở những nền tảng truyền thống vốn là cái tinh thần cho sự tồn tại và phát triển vì vẫn còn đó giá trị của những triết lý kinh doanh từ các tiền nhân.
*****
Lục địa Bắc Mỹ những năm thuộc thế kỷ 16….
Lúc ấy hầu như hoang vắng nhưng tiềm ẩn tài nguyên thiên nhiên phong phú chào đón những di dân đầu tiên từ Châu Âu sang.
Cái lý tưởng thoạt tiên từ ý chí vượt thoát sự đàn áp tôn giáo từ bên kia bờ Đại Tây Dương chiếm đa số -chỉ một số ít thời đó là do mục tiêu kinh tế- đã gặp môi trường tồn tại thuận lợi quá sức tưởng tượng đã khơi dậy lòng tin chinh phục nguồn tài nguyên phong phú ở Tân thế giới.
Toàn thể cộng động di dân đặt mục tiêu nâng cao đời sống, ra sức làm giàu và ai nấy đều lạc quan vì mục tiêu này quá hiển nhiên, vừa hợp tình lại vừa hợp lý.
Không bị bất kỳ trở lực nào, hiệu năng (effecience) lao động của người di dân được phát huy tối đa. Hiệu năng này có thể nhìn thấy ở hiện thực: ai có hiệu năng cao nhất sẽ đạt thắng lợi nhiều nhất (kinh tế, giàu có tiền bạc).
Phần tưởng thưởng là sự trọng vọng của cộng đồng.
Đối với những tầng lớp người có địa vị thấp kém ở cố quốc, hiện thực ở Tân thế giới quả là một thiên đường cho những người di dân, và được hiển hiện sau này thành… Giấc mơ Mỹ quốc (American dream).
Một trật tự xã hội mới được thiết lập tại Bắc Mỹ …thiếu niên, với tiêu chuẩn phân định giai cấp khác hẳn với Châu Âu …già nua: Đẳng cấp dựa trên sự giàu có và rộng mở cho tất cả mọi người.
*****
Những năm trước 1776, tức là ở giai đoạn Bắc Mỹ còn là thuộc địa của Thực dân Anh, người di dân tập hợp thành những cộng đồng nhỏ hầu giữ được an ninh chung. Họ nương tựa nhau để tồn tại bằng những hoạt động kinh tế (mua bán) nhỏ lẻ để nuôi sống cộng đồng.
Vài tiệm tạp hóa (Cây kim…sợi chỉ), vài Gánh hàng hoa cũng đủ tạo lập một thị trường nhỏ bé.
Cơ sở kinh doanh cũng chỉ là tài sản cá nhân có giới hạn. có điều là, ai cũng có quyền tự do một  mình đứng ra để kinh doanh.
Ít vốn, không hợp tác với ai, cơ sở kinh doanh do cá nhân làm chủ làm phát sinh loại Doanh nghiệp một chủ(Sole Proprietorships).
Đây là loại (công ty, tạm gọi) sớm nhất tại Bắc Mỹ.
luật quốc tế,luật thương mại quốc tế,luật công ty
Share on Google Plus

Hãy Cho Chúng tôi Biết Về Cảm Nhận Của Bạn!