Tại sao viêm loét dạ dày hay tái phát?.

Sự cẩu thả trong thói quen ăn uống, sinh hoạt cùng cách uống thuốc tạm thời, đối phó để dứt cơn đau chính là nguyên nhân chính khiến bệnh dạ dày hay tái phát dai dẳng.
Đau vùng bụng trên rốn, đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau có tính chất chu kỳ, xuất hiện lúc đói hoặc ngay sau ăn. Kèm theo là các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa: nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, cảm giác đau rát ở dạ dày, đôi lúc đi cầu ra phân đen… Đó là những cảm giác bất tiện và khó chịu của người bị viêm loét dạ dày tá tràng thường xuyên phải chịu đựng.
Cần nội soi để nhận biết vị trí dạ dày bị tổn thương
Đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng người bệnh có thể có những biểu hiện viêm, vị trí viêm hoặc loét khác nhau, mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, hoặc viêm loét dạ dày tá tràng. Nếu không chữa kịp thời dứt điểm, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương nặng nề dẫn đến hệ quả tất yếu là bệnh nhân sẽ bị viêm loét dạ dày, tá tràng mãn tính.
Viêm loét dạ dày tái phát dai dẳng gây khó chịu (Ảnh minh họa)
“Gánh nặng” của niêm mạc dạ dày
Bắt đầu từ một đợt cấp, có thể do Nhiễm khuẩn HP (HelicobacterPylori) hoặc ngộ độc thức ăn và các thuốc kháng viêm được coi là yếu tơ nguy cơ quan trọng nhất làm tăng lực tấn công lên "hàng rào” bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tâm lý chung chỉ cần uống thuốc cắt cơn đau và giảm nhanh các triệu chứng “đỡ là thôi” nhưng triệu chứng giảm không có nghĩa là niêm mạc dạ dày hoàn toàn bình phục. Trong khi đó ngày nào cũng phải tiếp xúc với thức ăn, chất kích thích, thậm chí đồ ăn nhiễm khuẩn, niêm mạc dạ dày có thể kích ứng và tái phát viêm bất cứ khi nào. Điều đó giải thích tại sao bệnh cứ dai dẳng tái phát. Nguy hiểm hơn sự tổn thương viêm nhiễm niêm mạc dạ dày lâu ngày sẽ dẫn đến các biến chứng như: thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa thậm chí là ung thư dạ dày – căn bệnh chiếm vị trí hàng đầu trong các loại ưng thư đường tiêu hóa.
Bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách nào?
Tinh chất nghệ (curcumin) như một thành phần không thể thiếu trong bài thuốc dân gian chữa bệnh dạ dày, do có công dụng chống viêm, thu gọn những gốc oxy có liên quan đến quá trình viêm và hoạt tính chống loét dạ dày và rối loạn tiêu hóa.
Trong nghệ tươi chỉ chứa 0,3% curcumin mà để đạt được hiệu quả tốt nhất, các nhà khoa học khuyên dùng đủ liều 12g curcumin tương đương 4 kg nghệ tươi, đây là điều không phải ai cũng thực hiện được.
Việc sử dụng trực tiếp viên nang Curcumin đã được bào chế thì gặp phải vấn đề không tan trong nước (độ tan 0,001%), lại dễ bị chuyển hóa nhanh nên theo các nghiên cứu chỉ 7-10% curcumin hấp thu vào máu và sinh khả dụng chỉ đạt 9-10%.
Tại sao viêm loét dạ dày hay tái phát? - 2
Khi Y học phát triển các nhà khoa học Italia đã cho ra đời công nghệ Curcumin Phytosome (Meriva), theo nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra sự ưu việt của công nghệ này: Làm tăng hấp thu hiệu quả điều trị của curcumin lên 31,5 lần so với curcumin thông thường. Các thử nghiệm tiến hành trên 106 người tình nguyện cho thấy rằng, không có phản ứng phụ nào được ghi nhận khi dùng curcumin phytosome với liều 1,2g/ ngày trong vòng 18 tháng.
Bên cạnh dùng Meriva (Curcumin Phytosome) người viêm loét dạ dày nên dùng kết hợp với Dạ cẩm. Theo kinh nghiệm dân gian của đồng bào Tày sử dụng cây Chạ khẩu cắm mà ta gọi là Dạ cẩm để chữa bệnh loét dạ dày, lở loét ngoài ra, chữa vết thương chóng làm lên da non rất hiệu quả. Dựa trên cơ sở tác dụng này, năm 1962 bệnh viện Lạng sơn đã dùng Dạ cẩm chữa loét dạ dày với tác dụng giảm đau, trung hòa acid trong dạ dày, bớt ợ chua, làm vết loét se lại.
Tại sao viêm loét dạ dày hay tái phát? - 3
Cây dạ cẩm chữa viêm loét dạ dày.
Sự ra đời của hoạt chất Curcumin Phytosome kết hợp với Dạ cẩm như một sự đột phá lớn trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày mãn tính, giúp tái tạo niêm mạc, làm lành các vị trí đang bị tổn thương trên niêm mạc dạ dày, làm liền nhanh ổ loét, giúp người bệnh hướng tới hỗ trợ chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả, giảm tối đa nguy cơ tái phát.
Theo nguồn đăng: eva.vn
Share on Google Plus

Hãy Cho Chúng tôi Biết Về Cảm Nhận Của Bạn!