(trình bày trong buổi tọa đàm về tập thơ này tại Công ty Văn hóa Đất Việt)
Cảm nhận ban đầu khi mới đọc cả 47 bài trong tập thơ, tôi không thích, vì thơ cụt lủn, khô khốc mặc dầu một số bài thơ có ý nghĩa sâu sắc. Nhưng hiểu rằng phê phán tác phẩm bằng cảm tính thì dễ, còn tìm để hiểu được cái hay thì khó, nên tôi đọc nghiêm túc và trải qua những nhận thức và xúc cảm như sau:
1.Đối chiếu với những tiêu chuẩn bài thơ hay thu nhận qua lời giảng của các thầy:
Thơ nói lên tâm tình, là tiếng lòng của nhà thơ thông qua những hình ảnh, có vần có nhịp điệu tiết tấu. Nó lay động trái tim của độc giả, không phải bằng cái gì thật cụ thể mà là mang lại chút gì đó khiến người đọc phải trăn trở, hoặc có cái gì đó nhớ mong, những hoài niệm, khát khao về tình yêu và cuộc sống tốt đẹp trên cõi đời này, khát vọng được giao hòa trong cái tình người thật mênh mông cao cả...Để xem thơ
Đáy mắt có phải là thơ hay không, tôi đã thử trả lời các câu hỏi sau đây:
a. Có tứ mới, tứ hay không? có hàm ý triết lý về nhân sinh về xã hội không? Có, tất cả các bài thơ trong tập thơ của anh Minh Thuộc đều có tứ hay, sâu sắc. Tác giả rất chú ý sử dụng nghệ thuật ẩn dụ.
b. Truyền được xúc cảm, tác động lên cuộc sống, suy nghĩ của người đọc không? Có, tất cả 47 bài đều làm được điều đó.
c. Có cấu tứ đẹp (theo các thể loại thơ, lục bát, đường thi...với việc sử dụng ngôn từ chọn lọc, mang tính thẩm mỹ) không? Không
d. Có hình ảnh không? Có, nhưng chỉ vừa phải. Có giai điệu âm nhạc không? hầu như không, hoặc một số ít có thì bình thường, không hay. Người ta thường ca ngợi "Thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc" - "Trong thơ có hoạ, trong thơ có nhạc". Ở thơ Đáy mắt dường như không có nhạc, họa.
d. Có hình ảnh không? Có, nhưng chỉ vừa phải. Có giai điệu âm nhạc không? hầu như không, hoặc một số ít có thì bình thường, không hay. Người ta thường ca ngợi "Thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc" - "Trong thơ có hoạ, trong thơ có nhạc". Ở thơ Đáy mắt dường như không có nhạc, họa.
2. Cảm nhận cụ thể một số bài thơ:
a. Tôi thích những bài thơ sau (chỉ là ví dụ, không có nghĩa chỉ thích những bài này):
+ Nhộngtrang 61 Bị luộc/Lột trần/Vẫn nhả tơ: khái quát thân phận và thái độ sống tích cực của người quân tử hay nói chung - của con người chân chính. Tuy nhiên, chi li ra thì từ ngữ có thể chưa thật chính xác, hoặc phải hiểu theo nghĩa thoáng hơn. Con nhộng bị luộc lên có còn nhả tơ đâu mà là người ta rút sợi tơ từ nó (ươm tơ). Nhả tơ ở cung đoạn trước đó cơ ạ (con tằm nó nhả ra tơ). Nên chăng thay lại là Bị luộc/Lột trần/Vẫn vương tơ
+ Hiện tượng trang 49 Dòng nước xoáy/Gỗ to không nuốt nổi. Từ hiện tượng thực tế, đọc bài thơ này ta có thể liên tưởng theo hai tình huống:
Vâng thứ nhất, đại trượng phu, người có bản lĩnh thì không dễ gì bị xoáy vào vòng xoáy (sa ngã) của cuộc đời, giữ được cho mình phẩm hạnh trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Vâng thứ nhất, đại trượng phu, người có bản lĩnh thì không dễ gì bị xoáy vào vòng xoáy (sa ngã) của cuộc đời, giữ được cho mình phẩm hạnh trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Thứ hai, nếu vòng xoáy tượng trưng cho sự cao cả mà gỗ to hàm ý là kẻ tiểu nhân, là kẻ ác...thì vòng xoáy của chính nghĩa chưa đủ nuốt nổi hắn. Phải chăng lúc này phải chờ đợi ... ví như tại ngã ba sông ẩn sâu dưới lòng nước, phải có một miệng hang nào đó ngày đêm hút nước rất mạnh, tạo nên dòng nước xoáy dữ dội hơn vâng hay cách mạng đủ chín mùi mới mong quật ngã kẻ thù.
+ Vịt trang 31: Một con ran ran/Cả đàn cạc cạc: Đọc xong tôi thuộc ngay. Nó lập tức thường trú trong tiềm thức, nhắc nhở mình cần tránh thói xu nịnh vào hùa a dua. Nhưng cũng nói vui mà là nói thật, đôi khi ta lại cần cái "ran ran" của một ai đó để ta sẵn sàng "cạc cạc" vì một điều tốt đẹp cần phải hưởng ứng, ủng hộ. Nghĩa là có hai mặt của cùng một vấn đề.
+Nhân quan trang 79: Mắt mở mà chưa mở mắt Từ hiện tượng gắng nhìn ra cái bản chất sâu xa. Nhìn thấy mà thực là không thấy bởi người ta thường phán đoán bề ngoài hơn là thực chất. Điều này đúng cho ngay cái việc tôi đọc thơ Đáy mắt vậy.
+Những ngôi đền trang 101: Bài này tôi rất thích. Nó lại đúng là bài thơ duy nhất còn mang dáng dấp "thơ tự do kiểu truyền thống", nghĩa là có vần có điệu, có tứ hay, gây xúc động về lòng dân đối với Võ Đại tướng.
+ Khi đọc bài Mộ liệt sĩ trang 13: Cùng gương mặt/Hình chữ nhật/Ngôi sao đều một hướng, thoạt đầu tôi nhớ ngay đến bài thơ lục bát "Nghĩa trang Trường Sơn" của bạn thơ Hoàng Thị Ngọc Hồi
Nắng chiều bỏng rát Trường Sơn
Nghĩa trang trùng điệp trắng non sao vàng
Các anh ơi vẫn hàng hàng
Chưa về với mẹ nhỡ nhàng nằm đây...
tôi thấy thơ truyền thống này gây xúc động hơn. Nhưng đọc đi đọc lại bài của nhà thơ Minh Thuộc, tôi có xúc cảm theo kiểu khác. Bài thơ có 11 từ mộc mạc thôi nhưng ám ảnh, khắc họa thật rõ nét về Mộ liệt sỹ, và trước mắt ta hiện lên toàn cảnh các dãy mộ liệt sĩ giống nhau xếp hàng hàng lớp lớp tại các nghĩa trang trên toàn quốc, vâng, các dãy mộ ấy đông đảo quá, (theo số liệu đăng trên trang điện tử CP.vn thì đã qui tập 939462 hài cốt liệt sĩ tại 3077 nghĩa trang trên toàn quốc, và còn thiếu khoảng 200000 nữa). Từ đó cảm nhận rõ hơn cái mất mát, mất mát nhiều quá, đau sót, đau sót quá từ chiến tranh, và họ đấy, các chiến sĩ đã nằm xuống nhưng hình như họ vẫn còn đó, vẫn cùng đội trên đầu ngôi sao quay về cùng một hướng, như vẫn đứng trong đội ngũ điệp trùng nhắc nhở ta hãy sống cho xứng đáng, hãy uống nước nhớ nguồn.
Nắng chiều bỏng rát Trường Sơn
Nghĩa trang trùng điệp trắng non sao vàng
Các anh ơi vẫn hàng hàng
Chưa về với mẹ nhỡ nhàng nằm đây...
tôi thấy thơ truyền thống này gây xúc động hơn. Nhưng đọc đi đọc lại bài của nhà thơ Minh Thuộc, tôi có xúc cảm theo kiểu khác. Bài thơ có 11 từ mộc mạc thôi nhưng ám ảnh, khắc họa thật rõ nét về Mộ liệt sỹ, và trước mắt ta hiện lên toàn cảnh các dãy mộ liệt sĩ giống nhau xếp hàng hàng lớp lớp tại các nghĩa trang trên toàn quốc, vâng, các dãy mộ ấy đông đảo quá, (theo số liệu đăng trên trang điện tử CP.vn thì đã qui tập 939462 hài cốt liệt sĩ tại 3077 nghĩa trang trên toàn quốc, và còn thiếu khoảng 200000 nữa). Từ đó cảm nhận rõ hơn cái mất mát, mất mát nhiều quá, đau sót, đau sót quá từ chiến tranh, và họ đấy, các chiến sĩ đã nằm xuống nhưng hình như họ vẫn còn đó, vẫn cùng đội trên đầu ngôi sao quay về cùng một hướng, như vẫn đứng trong đội ngũ điệp trùng nhắc nhở ta hãy sống cho xứng đáng, hãy uống nước nhớ nguồn.
+ Hai đầu trang 71 Cầu/Không thể một đầu: Đã nói đến CẦU thì phải có cả hai đầu, hai phía, không thể chỉ một. Đó là sự bình đẳng trong các mối quan hệ, từ tình yêu nam nữ (không thể chỉ mình chàng chạy theo nàng như theo một cái bóng. Bày tỏ tình cảm có thể đàn ông chủ động, nhưng cốt yếu hai người cùng phải có nhu cầu yêu thương, đều cần đến nhau) cho tới bè bạn, sếp với nhân viên, chính phủ với dân...hai bên đều phải có yêu cầu lẫn nhau, đều cần đến nhau, có trách nhiệm, quan tâm đến nhau...
b. Thắc mắc
Bài Cá quả trang 53: Nhảy lên bờ/Kiến đốt/Lao xuống nước chia mồi. Nghĩa đen là con cá mẹ chịu đau giả chết lên bờ để đàn kiến bu vào đốt, sau đó nhảy xuống tạo mồi kiến nổi lềnh bềnh giúp đàn cá con có mồi ăn. (theo một câu chuyện kể cho bé nghe "Con cá thông minh" đăng trong maxreading.com/sach-hay/chuyen.../con-ca-thong-minh-13959.html ). Tôi đã đọc truyện nên mới rõ ngọn ngành thế, chứ chỉ đọc bài thơ thì chưa chắc thấu hiểu ý tứ của nó.Thế ở đây có phải tác giả đã dùng ý này để gói vào trong mấy từ vắn tắt nhằm hàm ý ca ngợi sự thông minh và đức hi sinh của cha mẹ đối với con cái nói riêng và suy rộng ra với quan hệ khác không? Như thế thì ta sẽ đánh giá thế nào về "tư cách" của bài thơ "Cá quả"? Nhưng nếu có sự trùng lặp ngẫu nhiên thì tôi thành thực xin lỗi tác giả, tôi hơi nặng lời.
Bài Cá quả trang 53: Nhảy lên bờ/Kiến đốt/Lao xuống nước chia mồi. Nghĩa đen là con cá mẹ chịu đau giả chết lên bờ để đàn kiến bu vào đốt, sau đó nhảy xuống tạo mồi kiến nổi lềnh bềnh giúp đàn cá con có mồi ăn. (theo một câu chuyện kể cho bé nghe "Con cá thông minh" đăng trong maxreading.com/sach-hay/chuyen.../con-ca-thong-minh-13959.html ). Tôi đã đọc truyện nên mới rõ ngọn ngành thế, chứ chỉ đọc bài thơ thì chưa chắc thấu hiểu ý tứ của nó.Thế ở đây có phải tác giả đã dùng ý này để gói vào trong mấy từ vắn tắt nhằm hàm ý ca ngợi sự thông minh và đức hi sinh của cha mẹ đối với con cái nói riêng và suy rộng ra với quan hệ khác không? Như thế thì ta sẽ đánh giá thế nào về "tư cách" của bài thơ "Cá quả"? Nhưng nếu có sự trùng lặp ngẫu nhiên thì tôi thành thực xin lỗi tác giả, tôi hơi nặng lời.
3. Liên tưởngđến quyển sưu tầm lời hay ý đẹp, ca dao tục ngữ dân gian. Trong sách đó cũng có một số câu trùng lắp ý với một vài bài thơ trong Đáy mắt. Có lần, một cô bạn thơ hỏi tôi: "Chị ơi, em nghĩ ra những câu có tính chất triết lý, nhắc nhở bản thân em, và chắc cũng có ích cho người khác. Nhưng em không biết sẽ đặt đầu đề cho chúng như thế nào, và gọi là gì, chúng lại không phải là những bài thơ...". Tôi đã trả lời: "Chị không rõ lắm, nhưng theo chị hiểu, trong dân gian có nhiều câu ca dao tục ngữ truyền từ đời này sang đời khác. Cũng lại có những câu danh ngôn của các bậc tiến bối, kể cả của người nước ngoài. Người ta đã từng tập hợp chọn lọc đưa in trên lịch, in thành sách. Nếu em thích thì em có thể cứ đọc lên trình bày cho bạn bè nghe khi sinh hoạt thơ ở Câu lạc bộ ấy, hoặc đưa in ở báo, ở tạp chí nào đó. Biết đâu sau này, những câu triết lý của em lại chẳng được đưa vào sách và người ta sẽ giới thiệu đó là của tác giả Minh Hằng".
Nay đọc thơ của nhà thơ Minh Thuộc, tôi trộm nghĩ cô bạn tôi hoàn toàn có thể cho ra đời một tác phẩm thơ tương tự. Đương nhiên tôi không có ý so sánh thơ của cô ấy và của nhà thơ, cũng chưa dám bình luận hay dở gì cả.
Thiết nghĩ nếu những bài thơ trong "Đáy mắt" chẳng hạn được xếp vào trong quyển sách kể trên thì chưa chắc được người đọc chú ý (vì quyển sách in nhiều câu quá, từ nhiều nguồn, sắp xếp lẫn lộn). Nhưng đặt trong bối cảnh là in riêng tập thơ dạng mới thế này thì có thể xảy ra hai khả năng: một là đâu đó có thể bị phản ứng vì sự thô ráp quá kiệm lời của thơ, khiến hạn chế số lượng độc giả. Hai là (chẳng hạn như tôi), càng đọc càng ngẫm nghĩ thì tôi càng thích và nhớ lâu, rồi từ từ cũng chẳng có nhu cầu phải đèm đẹp, mượt mà gì nữa, mà thơ vẫn cứ ám ảnh, đến mức có đêm thức trắng luôn chỉ để đọc và ngẫm nghĩ....
4. Đánh giá lại một cách tổng quan
a. Ưu điểm
Thơ "Đáy mắt" dễ nhớ vì nó cực ngắn (dài mà hay thì biết là hay chứ cũng không nhớ được). Các bài thơ đã tác động sâu sắc đến nghĩ suy của người đọc mặc dù có thể ý thơ vẫn là điều mà nhiều người đã biết. Thơ thường để ngỏ tùy người đọc hiểu thế nào là tùy họ, theo cách nghĩ khác nhau. Thực ra điều này cũng có trong thơ truyền thống, "ý tại ngôn ngoại", có điều thơ truyền thống lay động tâm hồn độc giả một cách có nghệ thuật còn thơ trong "Đáy mắt" thì độc giả phải chìm ngập vào suy tư logic và tự cảm nhận, tự rung động bởi những ý nghĩa (tứ) sâu sắc của bài thơ.
Càng đọc kĩ, đọc nhiều lần tập thơ này, tôi có cảm giác bớt khó chịu, bớt chê bai, và chuyển dần sang thích thú hơn, nhưng chưa phải thích hẳn. Lí do chính là ở chỗ
b. Nhược điểm:
Cái đẹp về hình thức của lời thơ thì quá hạn chế (hình ảnh, âm điệu, sự mượt mà của từ ngữ, của cả câu...).
Tôi băn khoăn tự hỏi: Nếu coi thơ này là hay, là sâu sắc, là tuyệt mỹ,...thì có phải xem lại "lí thuyết" nhận biết thơ hay không?
Nhưng tôi cũng lại thừ người ra khi đọc được những dòng sau đây của nhà thơ Trần Nhuận Minh...tôi xin phép đọc lại để quí vị nghe cùng:
Khi còn sinh thời, nhà thơ Xuân Diệu hay dùng ba chữ rất đáng nhớ là "vặt lông vịt". Theo Xuân Diệu, con vịt béo hay gầy không phải ở bộ lông. Tìm thơ là tìm ở thịt con vịt chứ không phải ở bộ lông. Thịt con vịt theo Xuân Diệu là thực tế, là đời sống trong thơ, với tiêu chuẩn chân chân chân, thật thật thật. Còn khái niệm "bộ lông vịt" mà Xuân Diệu nói, đó chính là ngôn ngữ, hình ảnh, tiết tấu, dù 3 thứ đó ở trong thơ đều vô cùng quan trọng. Xuân Diệu lấy ví dụ khi dịch thơ ra tiếng nước ngoài, "bộ lông vịt" kia bị vặt đi, chỉ còn thịt là cái tứ, cái chất sống. Tôi nghĩ là ông có lý. Ví dụ như bài thơ bốn câu của Trần Đăng Khoa, bài Đất:
Đất muốn nói điều chi thế
Mà không nói được với người
Mà rạo rực trong quả ngọt
Mà rưng rưng màu lá tươi…
Nhà thơ Nga Gogol đã dịch ra tiếng Nga, xuất bản tại Nga. Hào Minh đã dịch thẳng từ tiếng Nga trở về tiếng Việt, bài thơ thứ 2 này như sau, Đất:
Lời của đất ngắn gọn
Thay cho lời, chỉ có
Hoa tươi
Quả ngọt.
Vậy lao động thơ, tâm đắc chữ... vân vân..., trong những rạo rực, rưng rưng… rồi đến cái tiết tấu của câu thơ lục ngôn, đều đã bay tiệt, chỉ còn lại cái tứ, cái ý tưởng. Cái đó mới là cái cốt tuỷ của thơ, cái bản quyền của thơ, cái nội sinh của thơ mà thôi.
Đất muốn nói điều chi thế
Mà không nói được với người
Mà rạo rực trong quả ngọt
Mà rưng rưng màu lá tươi…
Nhà thơ Nga Gogol đã dịch ra tiếng Nga, xuất bản tại Nga. Hào Minh đã dịch thẳng từ tiếng Nga trở về tiếng Việt, bài thơ thứ 2 này như sau, Đất:
Lời của đất ngắn gọn
Thay cho lời, chỉ có
Hoa tươi
Quả ngọt.
Vậy lao động thơ, tâm đắc chữ... vân vân..., trong những rạo rực, rưng rưng… rồi đến cái tiết tấu của câu thơ lục ngôn, đều đã bay tiệt, chỉ còn lại cái tứ, cái ý tưởng. Cái đó mới là cái cốt tuỷ của thơ, cái bản quyền của thơ, cái nội sinh của thơ mà thôi.
Thơ là sự tương ứng giữa ý và lời. Lời và ý song song nhau, lời hết ý cũng hết là thơ trung bình. Lời hết mà ý vẫn còn, các cụ xưa gọi là dư ba, ý tràn ra cả ngoài lời là thơ hay, Ý đã hết rồi mà lời vẫn còn là thơ dở. Còn thơ rất hay là bất cứ lúc nào, ở độ tuổi nào, trong hoàn cảnh nào, đọc cũng thấy thấm, và càng ngẫm nghĩ, càng thấy có một điều gì đó còn ở phía trước...
Thơ thể hiện tư tưởng vút lên từ cuộc đời bình thường là thơ hay (Nhà thơ Vũ Quần Phương)
Và sau khi thừ người ra về những điều trên, tôi ngậm ngùi tự hỏi: Mình có khe khắt với thơ "Đáy mắt" không đấy, hay là mình chưa thật hiểu về cái hay cái mới của loại "thơ nén lời" này, hay là ....
Thôi thì kiểu gì tôi cũng đã bộc bạch hết, tôi nghĩ sao nói vậy, rất trung thực không khen lấy được, cũng không chê lấy được. Nhưng dù sao vì hiểu biết trình độ còn hạn chế, nên mong được tác giả và các nhà văn, nhà thơ thông cảm. Xin cảm ơn nhà thơ Nguyễn Minh Thuộc. Xin cảm ơn sự lắng nghe của quí vị.
Hà Nội 30/3/2014
Bùi Thị Kim Thư
Bùi Thị Kim Thư