Chí Linh phong vật chí (tiếp theo)

THƠ BÁT CÚ VÀ NGŨ NGÔN VỀ CHÍ LINH
  (Kỳ 5)
Dịch âm:
Triều Dương giang miếu cổ anh linh
Quy trảo nga mao di cố lộ
Lang giản đồng hồ tích hiển linh
Lão công thần dược truyền nhân khẩu
Sùng đài nhật nhĩ hám giang tâm
Trần thế thân vương xưng quốc phụ
Đông Hòa Hương Hải tự xưng danh
Đạo nhỡn Pháp Loa xưng Phật tổ
Lưỡng từ chung cổ toán nhân chiêm
Thần công niệm tại dân kỳ vũ.
Dịch nghĩa:
Miếu sông Triều Dương linh thiêng đã lâu đời
Móng rùa lông ngỗng để lại dấu con đường củ (?)
Xứ Đồng Hồ làng Lang Giản xưa cũng vẫn thiêng
Thuốc thần của ông già đời vẫn kể chuyện lại
Đài cao đứng sững nhìn xuống bờ sông
Đó là đền thân vương nhà Trần gọi là Quốc Phụ
Chùa Hương hải thôn Đồng Hòa có danh tiếng
Đạo nhớn Pháp Loa được tôn là Phật tổ
Hai đền suốt thời xưa người đến lễ bái nhiều
Công đức của thần được ghi nhớ khi nhân dân cầu mưa.
Dịch thơ:
Miểu cổ Triều Dương vốn thiêng liêng
Móng rùa lông ngỗng đường còn đó
Đồng Hồ Lang Giản xưa cũng thiêng
Cụ già chữa bệnh đấy chuyện cũ
Kìa đền riêng đứng bên bờ sông
Thờ Trần thân vương tôn Quốc Phụ
Hương Hải Đồng Hòa cũng nổi danh
Đạo nhỡn Pháp Loa gọi Phật tổ (1)
Hai đền bói toán người thường cầu
Dân nhớ ơn đền khi đảo vũ.

Miếu xã Triều Dượng gọi Nỏ thần, là miếu có ghi trong lịch sử nước ta (?). Ngày xưa An Dương Vương sai làm máy nỏ thần bằng móng rùa vàng khơi ngòi lập đền mà thờ. Hàng năm người làng hát xướng rộn rịp, chuẩn bị thuyền bè chiêng trống, thao diễn qua sông, sau đó mới đón về trong đình.

(Đoạn này giải thích câu: “Triều Dương Giang miếu cổ anh linh” trong bài thơ trên).

Xã Lang Giản có một ngôi đền dựng tại xứ Đồng Hồ, thờ Cao Đại Sơn vương, hiệu là Tế Giang cư sĩ. Tục truyền rằng Sơn Dương giỏi nghề làm thuốc, giỏi nhất là nghề chữa bệnh đậu mùa. Xưa có một người quê ở xứ Sơn Tây, có con bị bệnh đậu. Sơn Dương hóa thành một ông già hiện lên nói rằng có thể chữa được. Người kia mời vào nhà chữa, quả là bệnh khỏi. Hỏi tên tuổi, quê quán thì ông già đáp: “Lão tên là Cao Sơn, nhà ở xứ Đồng Hồ huyện Chí Linh”. Sau đó theo lời dặn, người kia đến tạ ơn. Hỏi đến nơi chỉ thấy có một đền thờ thần mà thôi. Lúc ấy mới biết ông già nọ là Sơn vương hiển thánh. Người kia bèn sắm sanh lễ vật, cung tiến một lá cờ. Từ đó về sauđền được tiếng là có thần dược. Mỗi khi có thanh trai lễ bàn đem lại, cứ mang theo một lọ nước lã, đến trước đền trình bày chứng bệnh cụ thể, cầu xin thuốc thần rồi đem về uống ngay, nhiều bệnh được khỏi. Người xa gần đến xin thuốc, bán trẻ con(2), thời thường cầu đảo đi lại rất đông, đến nay tục ấy vẫn còn.

(Đoạn này giải thích câu: “Lang Giản Đồng Hồ tích hiển linh” trong bài thơ trên).

Xã Kiệt Đặc có đền Quốc Phụ, Đó là nhà cũ của thân vương Tể triều Trần, hiệu là Trần Quốc Chẩn,  Đền dựng gần sông lớn. Túc truyền rằng ông có phép lạ, những ngày chầu vua, buổi tối hôm trước còn ở nhà, mà sáng hôm sau đã đến kinh đô. Đó là bới thời bấy giờ đường thủy sông Thiên Đức đi lại thông suốt, ông dùng thuyền nhỏ sai chở thật nhanh, chỉ một buổi chiều là tới nơi. Người không biết thì cho thế là lạ. Ông vào chầu thường bị kẻ thù bỏ dao găm vào trong hộp gỗ phù dung. Vua Trần tìm thấy, cách hết quan chức, ông lui về nhà cũ. Sauk hi ông mất ngưới ta sửa nhà thành đền, thường có linh ứng. Trần Minh Tông đến thăm đền bị ong vàng đốt vào má trái mà chết. Đến nay nhân dân địa phương cầu đảo nhiều khi linh ứng. Con đường đá ngày nay chạy từ bờ sông đến trước miếu còn dấu vết ông để lại, không ai dám động đến.

(Đoạn này giải thích câu: “Sùng đài ngật nhĩ hám giang tân” trong bài thơ trên).

Chùa Hương Hải tại thôn Tiền xã Phụ Huệ (xưa là thôn Đồng Hòa xã Cửu bài). Triều Trần bà thân mẫu Pháp Loa thánh tổ đã sinh 9 con gái, lần thứ 10 có thai, sợ lại sinh gái nữa, tìm cách thôi thai mãi mà không được. Đến tháng thứ 14, bà nằm mộng thấy một dị nhân trao cho một thanh thần kiếm; bà vui mừng cầm lấy thì quả đến ngày mồng  tháng 5 sinh ra Pháp Loa tại thôn Đồng Hòa.
Lúc sinhPháp Loa, khắp nhà hương thơm sực nức. Pháp Loa lớn lên thông minh dĩnh ngộ, miệng không hề nói lời nào độc ác, ăn không dùng thịt, năm 27 tuổi tu hành đắc đạo. Vua Nhân Tông qua sông nam Sách, thấy ông lấy làm lạ truyền rằng: “Gã này có con mắt tu hành, sau này tất có pháp thuật, qua lại ta nên vui vẻ đón. Nói rồi cho đón lại và sau cho quy y Phật pháp tại am Kỳ Lân. Năm Hưng Long thứ 16, sắc lệnh cho là Trúc Lâm đệ nhị tổ thiền sư chầu Nhân Tông nhập tịch tại am Ngọa Vân. Ông vâng lệnh vào ở trong cung. Sau khi Nhân Tông mất, trạng Huyền Quang theo học ông luôn luôn ở bên cạnh. Anh Tông ban cho tên hiệu là Phả Tri, và sau đó khi triệu ông về kinh đều xưng là đệ tử.
Ông vâng lời chiếu cầu mưa, luôn ứng nghiệm. Ông dựng lên viện Quỳnh Lâm, các am Hồ Thiên, Chân Lạc. Sau lại dựng lên chùa Côn Sơn và cảnh Thanh Mai, cảnh sơn. Năm 44 tuổi, khi mất, có viết câu kệ sau này:
Phiên âm:
Vạn duyện triệt doạn nhất thân nhàn
Tứ thập dư niên mộng ảo gian
Trân bào chư nhâh hưu tá vấn
Na biên phong nguyệt cánh phùng khoan.
Dịch nghĩa:
Muôn duyên cắt đứt một mình thảnh thơi
Hơn bốn mươi năm trong vòng mộng ảo
Của báu các ngươi đừng nên hỏi
ở chốn ấy trăng gió đều rộng rãi.
Tạm dịch thơ:
Muôn duyên cắt đứt rảnh thân rồi
Bôn chục năm dư mộng ảo thôi
Của báu được gì xin chớ hỏi
Bên kia trăng gió thật xa vời.
Chùa này thiêng, nhân dân cầu mưa thường linh ứng. Mỗi khoa thi, sĩ tử thường đến cầu mộng. Đến nay tục đó vẫn còn.

(Đoạn này giải thích câu: “Đồng Hòa Hương Hải tự xưng danh” trong bài thơ trên).
16/2/2014
Đỗ Đình Tuân
Share on Google Plus

Hãy Cho Chúng tôi Biết Về Cảm Nhận Của Bạn!