1. Mamadou Sakho (Liverpool)
Ở tuổi 13, Sakho đã trở thành trụ cột gia đình sau cái chết của người mẹ. Những tưởng cuộc sống khó khăn (có thời điểm sống không nhà cửa) khiến Sakho khụy ngã. Tuy nhiên, bóng đá đã thay đổi cuộc đời cầu thủ sinh năm 1990. Hiện tại cựu sao PSG đang là nhân tố then chốt của Liverpool và đội tuyển Pháp.
2. Nwankwo Kanu (Nghỉ hưu)
2. Nwankwo Kanu (Nghỉ hưu)
Cuộc sống nghèo khó buộc Kanu phải tìm đến trái bóng để mưu sinh. Thế nhưng, vào giữa những năm 1990, các bác sĩ phát hiện tim của anh bị dị tật bẩm sinh. Tưởng như sự nghiệp quần đùi áo số chính thức khép lại với chân sút sinh năm 1976, nhưng nhờ nỗ lực tập luyện sau ca phẫu thuật tháng 11/1996, Kanu đã trở thành một trong những sát thủ đáng sợ nhất châu Âu.
3. Mario Balotelli (AC Milan)
3. Mario Balotelli (AC Milan)
Căn bệnh viêm ruột khiến cậu bé Mario phải chịu rất nhiều nỗi đau khi còn là đứa trẻ. Chỉ tới khi trải qua ca phẫu thuật ruột năm 3 tuổi, sức khỏe của Mario mới dần ổn định. Đây chính là điều kiện để cầu thủ sinh trưởng tại Palermo đến với trái bóng sau này.
4. Garrincha (Nghỉ hưu)
4. Garrincha (Nghỉ hưu)
Chân của Garrincha bị dị tật bẩm sinh. Chân trái của ông ngắn hơn chân phải và lại cong vào phía trong. Chẳng ai nghĩ lớn lên Garrincha sẽ là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Vậy mà niềm đam mê trái bóng tròn đã đưa ông trở thành một siêu sao. Ông đã giúp Brazil hai lần vô địch World Cup vào những năm 1958 và 1962.
5. Rio Mavuba (Lille)
5. Rio Mavuba (Lille)
Mavuba mồ côi mẹ từ năm lên 2. 10 năm sau, cha của cầu thủ gốc Angola cũng qua đời bỏ lại mình anh bơ vơ trên đất Pháp. Mãi tới năm 20 tuổi, anh mới được chính phủ Pháp công nhận là công dân chính thức của quốc gia này. Nhờ những nỗ lực không biết mệt mỏi, Mavuba hiện là thành phần quan trọng của CLB Lille cũng như tuyển Pháp.
6. Arjen Robben (Bayern Munich)
6. Arjen Robben (Bayern Munich)
Cuộc sống của Robben không cơ cực như nhiều cầu thủ khác, tuy nhiên, năm 20 tuổi, anh bị phát hiện ung thư tuyến tụy trong thời gian khoác áo PSV. Điều này khiến cầu thủ sinh năm 1984 suy sụp tinh thần nghiêm trọng. Tuy vậy, nhờ đọc cuốn tự truyện của Lance Armstrong (VĐV bị ung thư tinh hoàn), Robben đã vượt qua số phận để rồi tỏa sáng rực rỡ vào mùa giải 2012/13.
7. Franck Ribery (Bayern Munich)
7. Franck Ribery (Bayern Munich)
Ribery sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Chưa hết, năm lên 2, Ribery còn gặp tai nạn xe hơi kinh hoàng khiến khuôn mặt của anh bị cứa làm đôi vì đập vào cửa kính xe. Tuy nhiên, nhờ tìm đến trái bóng, cầu thủ sinh năm 1983 đã vượt qua tất cả những khó khăn cả về thể xác, tinh thần lẫn vật chất để trở thành một trong những ngôi sao hàng đầu thế giới.
8. Tim Howard (Everton)
8. Tim Howard (Everton)
Năm 3 tuổi, Howard đã phải đứng nhìn cảnh cha mẹ anh đường ai nấy đi. Cuộc sống thiếu thốn khiến thủ thành sinh năm 1979 mắc chứng bệnh Tourette (nháy mắt, ho, hắng giọng và nhíu mày) vào năm lên 6. Bất chấp những khó khăn đó, Howard vẫn vượt qua để trở thành một trong những thủ môn hàng đầu của giải NH Anh và ĐT Mỹ.
9. Paul Scholes (Nghỉ hưu)
9. Paul Scholes (Nghỉ hưu)
Scholes vừa sinh ra đã bị mắc chứng bệnh hen suyễn. Thông thường, những người dính căn bệnh này rất khó để vận động ở cường độ cao, chứ đừng nói đến là chơi bóng đá chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cựu tiền vệ MU và ĐT Anh vẫn đánh bại căn bệnh đó để gặt hái vô số thành thành công.
10. Andres Iniesta (Barcelona)
10. Andres Iniesta (Barcelona)
Iniesta là một đứa trẻ suy dinh dưỡng nặng. Hồi còn nhỏ, anh thường xuyên cần sự chăm sóc của các bác sĩ với rất nhiều loại bệnh tật. Để chống lại các căn bệnh đó, Iniesta cần phải luyện tập thể thao. Như là định mệnh, anh đã chọn bóng đá để rồi sau này trở thành một trong những tiền vệ xuất sắc nhất thế giới. Anh đã đem lại rất nhiều danh hiệu cao quý cho Barca cũng như ĐT Tây Ban Nha.
Theo Tiểu Minh - Infonet