Hơn 60% bệnh nhân gút (gout) khi nhập viện đã chuyển sang giai đoạn gút mạn tính, kèm theo suy giảm chức năng gan, suy thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành…
Theo GS-TS-BS Hoàng Khải Lập, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bệnh Gút (trực thuộc Viện Gút): Gút là một bệnh khớp có thể điều trị được nhưng đã bị điều trị cẩu thả nhất. Điều trị cẩu thả nhất ở đây không phải là không có thuốc tốt để kiểm soát các cơn gút cấp tái phát mà do chủ quan, nhiều bệnh nhân cẩu thả trong dùng thuốc, cẩu thả trong sinh hoạt ăn uống để bệnh tiến triển nặng…
Sau gút, gan, thận sẽ biến chứng nặng
Bệnh nhân gút mạn tính khi biến chứng nặng thường có rất nhiều u cục tophi ở bàn tay, bàn chân, khuỷu tay gây biến dạng khớp. Nhiều trường hợp tophi vỡ không liền miệng kéo dài gây nhiễm trùng, có trường hợp đã phải tháo khớp. Trên bệnh nhân gút đã bị biến chứng thường kèm theo tình trạng suy giảm chức năng gan, suy thận, sỏi thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành…
Đơn cử, ông Huỳnh Công Tâm (1955, ngụ thị trấn Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) bị bệnh gút đã 12 năm nay, từng đi điều trị ở rất nhiều nơi, cả Đông và Tây y nhưng bệnh tình vẫn ngày càng nặng hơn. Bà Nguyễn Kim Huê, vợ ông Tâm cho biết: “Khi nằm cấp cứu ở bệnh viện họ nói rằng 10 phần chết đủ rồi nhưng họ không nói thẳng với mình”. Khi đến với Viện Gút, ông Tâm đã trong tình trạng suy kiệt, chân tay teo nhỏ lại, chỉ còn 38 kg, đau nhức triền miên, sốt cao kéo dài. Ngoài bệnh gút, ông còn bị thiếu máu nặng và có dấu hiệu suy tim do suy mạch vành, bị tụt huyết áp, suy giảm chức năng gan, suy thận, thoái hóa khớp. Sau hơn năm tháng điều trị ngoại trú theo phương pháp toàn diện có kiểm soát của Viện Gút, ông Tâm đã có một sự phục hồi kỳ diệu, tăng được 11 kg, hết đau nhức, đã bắt đầu trở lại với nghề rửa xe để kiếm sống. Gặp lại gần đây, bà Huê nói: “Bây giờ thì đã phục hồi như cũ, kể như từ cõi chết trở về, mừng quá không biết làm sao diễn tả nữa”.
Bệnh nhân Huỳnh Công Tâm trước (ảnh trên)và sau điều trị bệnh gút tại Viện Gút.
Theo BS Nguyễn Hồng Thu, Giám đốc Viện Gút, thống kê cho thấy trong hơn 60% bệnh nhân khi đến các phòng khám của Viện Gút thì đã chuyển sang giai đoạn gút mạn tính, có nhiều u cục tophi, kèm theo suy giảm chức năng gan, suy thận, sỏi thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, viêm loét dạ dày, tá tràng… Trong đó khoảng 5% đã bị biến chứng nặng như phù nề, giữ nước, loãng xương, các khớp bị phá hủy gây biến dạng khớp, tophi vỡ khiến nhiễm trùng kéo dài. Số bệnh nhân này cũng bị kháng trị tất cả loại thuốc điều trị gút hiện có. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do lạm dụng các loại thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc có Dexamethason.
Chớ nên chủ quan
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau để điều trị bệnh gút là đáng báo động. Trong cộng đồng, kể cả một số trong giới chuyên môn vẫn coi tăng acid uric máu là bệnh gút nên gây ra lạm dụng thuốc và điều trị quá mức. GS-TS-BS Hoàng Khải Lập, cho biết nước ta đang tồn tại một thực trạng đáng lo ngại bởi rất ít bệnh nhân gút điều trị liên tục theo một bác sĩ để được kiểm soát. Do nôn nóng trong điều trị, nhiều người đi khắp các bệnh viện cho đến khi bế tắc thì họ lại tự tìm mua thuốc điều trị, ai mách ở đâu có thuốc “tốt” cũng mua về uống mà không cần tìm hiểu nguồn gốc và công dụng chính xác của thuốc.
Cũng theo GS Hoàng Khải Lập, những bệnh nhân gút bị biến chứng, kháng trị với các loại thuốc điều trị gút chưa phải đã hết thuốc chữa, họ vẫn có thể đáp ứng và phục hồi tốt nếu hỗ trợ điều trị bằng thảo dược. Kết quả điều trị không chỉ phụ thuộc vào thuốc mà còn phụ thuộc vào việc kiểm soát điều trị, trong đó sự tự giác tuân thủ, phối hợp và kiên trì điều trị của bệnh nhân vẫn là yếu tố quan trọng nhất để chiến thắng bệnh gút.
4,2% bệnh nhân kháng trị các loại thuốc
Thống kê tại Mỹ cho thấy hiện nước này có tới 2,1 triệu người bị gút, trong đó 4,2% bệnh nhân gút mạn tính đã bị kháng trị với tất cả loại thuốc điều trị hiện có. Theo các chuyên gia, trong khi tình hình bệnh nhân gút đang tăng nhanh tại Việt Nam cũng như trên thế giới thì hầu như chưa có một cơ sở y tế nào điều trị chuyên sâu về nó. Vì vậy việc có một đơn vị y tế chuyên sâu về gút là rất cần thiết.
Các phòng khám đa khoa của Viện Gút: 98 Yên Thế, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM; D22-23 phố Hồng Châu, TP Hải Dương; 125 Ông Ích Khiêm, TP Đà Nẵng. Website: www.benhgout.net. Điện thoại tư vấn bệnh gút: (08)6296.8626.
|